Dụng Cụ Làm Mộc DIY

Nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm hay về làm mộc.

Mẹo Hay Thợ Mộc

Nơi tổng hợp những mẹo hay làm mộc.

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Điêu khắc tranh gỗ cùng các nghệ nhân làng nghề

Được tận mắt chiêm ngưỡng và trải nghiệm cùng các nghệ nhân làm nghề điêu khắc tranh gỗ mới thấy được để tạo ra một tác phẩm người thợ điêu khắc tranh gỗ phải có kiến thức lịch sử nhất định để thể hiện đúng ý nghĩa nội dung bức tranh.

Nghề mộc truyền thống ở nước ta có lịch sử hàng nghìn năm, nhưng điêu khắc tranh gỗ hiện nay chỉ tồn tại ở một số tỉnh như Ý Yên, La Xuyên – Nam Định, Đông Anh – Hà Nội, Đồng Kỵ –  Bắc Ninh, Hội An –  Quảng Nam,… Tranh điêu khắc gỗ được đánh giá cao bởi kỹ thuật chế tác điêu luyện, bố cục chặt chẽ và nội dung chủ đề nổi bật.

Người nghệ nhân điêu khắc tranh gỗ phải khéo léo và tài hoa

Theo các nghệ nhân làng nghề, quá trình làm tranh điêu khắc gỗ thường trải qua nhiều bước: Chọn gỗ, nghiên cứu mẫu, tạo dáng, đục vỡ, đục hạ, đục chi tiết, gọt, nạo, đánh giấy ráp… Gỗ để khắc tranh là các loại gỗ gụ, gỗ hương bởi có độ bền cao lại không quá giòn nên dễ chạm khắc. Dụng cụ để các nghệ nhân điêu khắc là các loại đục, thân đục làm bằng thép “chuẩn”, bởi nếu nước thép già thì đục dễ gãy, nếu quá “non” đục lại cùn. Mỗi người thợ có khoảng 3-4 loại đục như: Đục bằng, đục lòng máng, đục tách…; người làm tranh điêu khắc căn cứ vào chiều ngang của lưỡi đục để điều khiển cổ tay đục chính xác từng chi tiết. Với những mẫu tranh thông thường, ít chi tiết chỉ cần từ 5-10 ngày là hoàn thành, nhưng có mẫu cầu kỳ phải mất 15-20 ngày mới xong. Nhiều mẫu vẽ có hàng nghìn chi tiết, hoa văn, hình khối không chỉ đòi hỏi độ tỉ mỉ, chính xác cao mà quan trọng là người vẽ phải có óc thẩm mỹ, tài hoa kết hợp với kinh nghiệm tích luỹ của người thợ lành nghề.

Mỗi người thợ có khoảng 3-4 loại đục với hàng chục chiếc lưỡi to, nhỏ, mỏng dày khác nhau

Từ những bản vẽ thiết kế tổng thể tỷ lệ 1:10, người thợ phải vẽ lại trên giấy thành “phôi” mẫu với tỷ lệ 1:1, vẽ lại trên mặt gỗ rồi mới bắt đầu tạo hình với các kỹ thuật cao như: Khoét sâu, chạm nổi, gọt, tỉa chi tiết… Sau khi hoàn thành phần tạo hình thô, sản phẩm cần qua bàn tay của những thợ cả giàu kinh nghiệm “chuốt” lại để làm nổi bật các đường nét, góc cạnh rồi mới đến công đoạn đánh giấy ráp làm nhẵn, đánh véc-ni…

Gọt, nạo

Những bức tranh chạm khắc gỗ có nội dung rất đa dạng, phong phú. Đó là những khuôn mẫu về tứ linh (long, lân, quy, phượng), tứ thời (tùng, cúc, trúc, mai) hoặc hình cỏ cây, hoa, muông thú, con người hay phong cảnh núi rừng qua các điển tích xưa như: “Văn Vương cầu Lã Vọng”, “Ngư ông đắc lợi”, “Vinh quy bái tổ”, “Lục hạc quần tùng”, “Mã đáo thành công”… Mỗi điển tích trên các bức chạm khắc gỗ đều có ý nghĩa về bài học đạo đức mà người xưa để lại. Bởi vậy, ngoài kỹ thuật điêu luyện, mỗi người thợ điêu khắc tranh gỗ phải có kiến thức lịch sử nhất định để thể hiện đúng ý nghĩa nội dung cốt truyện.

Chi tiết, hoa văn, đòi hỏi độ tỉ mỉ, chính xác cao

Không chỉ vậy, nghề chạm khắc tranh gỗ đòi hỏi nghệ nhân phải có năng khiếu, có ý tưởng, có bàn tay khéo léo và nắm vững các lề lối, quy tắc theo luật phong thủy, làm sao để mẫu vẽ vừa đúng luật, vừa sáng tạo, phù hợp với các kích thước mà khách hàng yêu cầu. Mỗi bức tranh điêu khắc gỗ đều ẩn sâu triết lý âm dương được đúc kết qua nhiều thế hệ nên chỉ cần có một chi tiết sai sẽ phá vỡ cân bằng toàn bộ tác phẩm.

Tranh gỗ điêu khắc thủ công vẫn được nhiều người yêu thích hơn cả.

Ví dụ: Tranh điêu khắc gỗ bộ “tứ quý” là biểu tượng cho bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông ứng với mai, cúc, trúc, tùng. Người thợ điêu khắc tranh gỗ khi thể hiện tác phẩm phải làm nổi bật nét độc đáo, ý nghĩa của từng loại cây tượng trưng cho các đức tính con người như: Bức Tùng thể hiện khí phách của người quân tử, dẻo dai, trường thọ; Bức Cúc toát lên vẻ cao sang; Bức Trúc tựa sự thanh cao, quân tử; Bức Mai thể hiện trí tuệ, tri thức…

Tranh gỗ điêu khắc bằng tay vẫn được nhiều người chơi tranh lựa

Hiện nay, đa số các hộ dân chế tác bằng phương pháp thủ công truyền thống, nhưng cũng có vài hộ xuất sản xuất tranh hàng loạt bằng máy cho năng suất cao và giá thành sản phẩm hạ. Tuy nhiên, các sản phẩm chế tác hàng loạt bằng máy thường là bức tranh không có hồn cốt, thiếu độ bồng bềnh, chiều sâu và điểm nhấn sống động như những nét chạm khắc bằng tay. Chính vì vậy tranh gỗ điêu khắc bằng tay vẫn được nhiều người chơi tranh lựa chọn (cùng là bức tranh đó làm bằng máy giá chỉ khoảng vài triệu, nhưng làm bằng tay giá trên chục triệu thậm chí là vài chục triệu).

Những nghệ nhân “giữ lửa” và truyền nghề cho thế hệ sau

Nhờ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa cộng với óc thẩm mỹ sáng tạo, những nghệ nhân đã khắc họa nên những bức tranh độc đáo, hoàn mĩ. Mỗi tác phẩm điêu khắc tranh gỗ được các nghệ nhân chế tác là một tác phẩm nghệ thuật, góp phần bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống.

Bài viết Điêu khắc tranh gỗ cùng các nghệ nhân làng nghề đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/dieu-khac-tranh-go-cung-cac-nghe-nhan-lang-nghe/

3 lỗi thường gặp khi dùng máy cầm tay và cách khắc phục

Trong quá trính sử dụng máy cầm tay, người dùng không tránh khỏi những sự cố như máy bị nóng, bị rò điện, bị nóng máy hay máy chạy yếu, lắc… Vậy nguyên nhân do đâu và khắc phục những lỗi này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 3 lỗi thường gặp khi dùng máy cầm tay và cách khắc phục chúng trong bài viết sau đây.

1. Lỗi nước vào trong máy khoan và cách khắc phục

Nguyên nhân hàng đầu khiến các loại máy khoan dù là chất lượng như máy khoan bê tông Maktec không chạy chính là việc người sử dụng bất cẩn hoặc sơ xuất làm máy tiếp xúc trực tiếp với nước bên ngoài. Điều này không những làm cho máy hư hỏng nhanh mà còn có thể dẫn tới các sự cố khác như máy khoan sẽ bị cháy thậm chí máy bị rò điện. Đối với trường hợp máy khoan đang sử dụng bị vô nước thì có thể làm máy cháy ngay lập tức, chập rò điện cực kỳ nguy hiểm cho máy và người dùng. Khi đó bạn cần nhanh tay rút ngay máy khỏi ổ cắm điện.

Nhằm đảm bảo máy khoan không bị vô nước nếu chẳng may có tiếp xúc thì trước khi cắm điện, bạn cần tháo các bộ phận của máy để kiểm tra. Lưu ý để lần lượt tháo ra theo thứ tự của từng bộ phận, để khi lắp lại không bị nhầm lẫn hoặc sai sót và thiếu bất kỳ chi tiết nào của sản phẩm. Sau khi tháo các bộ phận tiến hành làm sạch nước hơi nước ngấm vào máy bằng cách phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời từ 5-10 phút (tránh nắng gắt) hoặc sử dụng máy sấy khô với áp lực mạnh nhưng tránh quá nóng (vì nhiệt độ quá cao sẽ nóng chảy các vi mạch bên trong).

Nếu bạn ít có kinh nghiệm trong vấn đề này thì nên nhanh chóng mang máy ra cửa hàng sửa chữa điện tử nhờ họ làm sạch nước trong máy khoan. Nếu máy vẫn còn thời gian bảo hành thì bạn nên gửi tới địa chỉ bán hàng để được bảo hành nhanh nhất.

>>> Xem thêm: 3 loại máy khoan cầm tay chất lượng, giá tốt

  1. Khắc phục máy khoan bị cháy

Máy khoan bị cháy dẫn đến không hoạt động thường do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là hết chổi than hoặc do nguồn điện cung cấp thiếu ổn định hoặc cháy Rotor lẫn Stato bên trong máy. Lúc này nhiệm vụ của bạn là cần thay nhanh một chổi than mới, kiểm tra lại nguồn điện vào hoặc thay Rotor mới. Ngoài ra, với trường hợp không thể nào khắc phục được sự hoạt động của máy thì bạn nên cân nhắc đưa máy đến nơi bảo dưỡng chuyên nghiệp.

  1. Lõi đồng gãy và cách xử lý

Một nguyên nhân khác khiến máy khoan gỗ, máy khoan bê tông hay các loại máy cầm tay khác không hoạt động khi chúng ta tiến hành mở máy chính là phần lõi đồng bên trong đã bị gãy. Để loại trừ khả năng này, người dùng cần kiểm tra dây dẫn điện của mình ngay xem lõi đồng bên trong có bị uốn cong hay bị gãy lõi không. Việc lõi bị hư hỏng có thể khiến máy của chúng ta nhanh phát nhiệt, hỏng và rất khó để sửa chữa nhất. Nếu nhanh chóng phát hiện được hãy thay ngang lõi đồng, nên mua tại các địa điểm uy tín chất lượng để đảm bảo an toàn.

Có thể thấy máy khoan không hoạt động là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu bạn biết cách sửa chúng thì vẫn có thể hoàn toàn sử dụng được bình thường. Để hạn chế hư hỏng bạn cần chú ý tuân theo hướng dẫn sử dụng và bảo quản đúng cách theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với sản phẩm của mình.

>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa lưỡi cưa sắt hợp kim và lưỡi cưa sắt thường

Bài viết 3 lỗi thường gặp khi dùng máy cầm tay và cách khắc phục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/3-loi-thuong-gap-khi-dung-may-cam-tay-va-cach-khac-phuc/

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Những linh vật thuần Việt được tạc lại trong điêu khắc nghệ thuật cổ

Gần 60 hiện vât, linh vật thuần Việt như sư tử, nghê, rồng từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn… được tạo tác bằng các chất liệu khác nhau: đá, gốm, gỗ, sành, đồng và một số tài liệu khoa học phụ như các bản vẽ đặc họa, tường giải trên cơ sở hiện vật… Trong đó, hình ảnh hai linh vật sư tử và nghê, lần đầu tiên ra mắt công chúng trong nước và quốc tế. Những hiện vật này nhằm mang đến cho công chúng cơ hội được thưởng thức, khám phá và tìm hiểu một cách căn bản về nét đẹp tạo hình cũng như ý nghĩa biểu tượng văn hóa của hai linh vật này trong kho tàng di sản nghệ thuật cổ Việt Nam.

Dưới đây là hình ảnh một số linh vật được điêu khắc công phu và lưu giữ tại nhiều kho tàng nghệ thuật.

Bài viết Những linh vật thuần Việt được tạc lại trong điêu khắc nghệ thuật cổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/nhung-linh-vat-thuan-viet-duoc-tac-lai-trong-dieu-khac-nghe-thuat-co/

Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc tượng Phật ở Nhật Bản

Phật Giáo truyền vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 6, do các vị truyền giáo đại sư người Hàn Quốc và sau đó là các vị Tăng Trung Quốc, cho nên nghệ thuật điếu khắc, hội họa và kiến trúc của Phật Giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Phật Giáo của hai nước này, nhất là văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền Trung Quốc đời nhà Đường.

Nhiều nghệ nhân và Tăng sĩ Nhật Bản sang Trung Quốc học hỏi và mang các tranh tượng cũng như văn bản về Nhật Bản, sau đó chính họ là những con người nền móng, hình thành và phát triển thành nghệ thuật Phật Giáo Nhật Bản. Thời kỳ nhà Đường, nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc mang nặng ảnh hưởng của vương triều Cấp-đa (sa.gupta) tại Ấn Độ. Vì vậy, ảnh hưởng này cũng được truyền sang Nhật Bản. Đây cũng chính là dòng nghệ thuật chính tạo nên phong cách nghệ thuật văn hóa Phật Giáo Nhật Bản. Nghệ thuật điêu khắc tượng Phật của Phật Giáo Nhật Bản đã đạt đến trình độ nghệ thuật rất là cao, có thể nói là nhất nhì thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực tạc tượng, các nghệ nhân đã hoàn tất nhiều bức tượng đặc biệt tả chân bằng gỗ, thường được tô họa và trang trí với cặp mắt bằng thủy tinh, đồng thời nụ cười mỉm trong các gương mặt đã nhường chỗ cho nét mặt yên tĩnh, hiền dịu. Từ thế kỉ thứ 8, nghệ thuật Phật Giáo Nhật Bản bắt đầu khác biệt phong cách của các nước láng giềng với kĩ thuật sơn đặc biệt của người Nhật.

Nghệ thuật điêu khắc tôn giáo nhất là tượng Phật của Phật Giáo, ngoài trình độ chuyên môn về nghệ thuật thẩm mỹ ra người thợ điêu khắc còn cần sự hợp nhất về tâm của chính mình vào tượng Phật, để làm sao đưa được lòng từ của Phật, trí tuệ của Phật và Phước báo của Phật vào tượng. Để khi chiêm ngưỡng lễ bái người và tượng như tương ứng được với nhau “cảm ứng đạo giao”, như vậy mới là đạt đến sơ quả của điêu khắc tượng Phật. Và các nghệ nhân Nhật Bản thể hiện được việc này rất tốt. Vì vậy nét đặc trưng tượng Phật của Nhật Bản được thể hiện rõ ràng và không thể lẫn lộn với tượng của các tượng Phật của nước khác. Đây là điểm chính của nghệ thuật tượng Phật Nhật Bản.

Một số hình ảnh điêu khắc tượng Phật Giáo Nhật Bản

(Nguồn: Sưu tầm)

Bài viết Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc tượng Phật ở Nhật Bản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/tim-hieu-ve-nghe-thuat-dieu-khac-tuong-phat-o-nhat-ban/

Một số loại đá dùng trong điêu khắc đá mỹ nghệ có thể bạn chưa biết

Trong điêu khắc, có rất nhiều nguyên liệu được người nghệ nhân sử dụng để chế tác như đá trầm tích, đá macma, đá biến chất và một số loại đá nhận tạo khác. Cùng tìm hiểu rõ hơn về từng loại đá trong bài viết này.

Đá mácma

Đá macma hay còn được gọi là đá hoa cương là một trong những loại đá cứng nhất cần rất nhiều kỹ năng khác nhau để có thể thao tác với nó, chạm khắc trên đá hoa cương có thể gần như được xem là một nghề riêng biệt. Với sự kiên trì cao một hình dáng đơn giản có thể được chạm vào đá hoa cương và từ đó tùy thuộc vào kỹ năng của thợ đá sẽ cho ra các tác phẩm có độ chi tiết khác nhau. Tuy nhiên cần nhiều kỹ năng nhưng vì độ bền của nó mà nó được dùng trong nhiều mục đích khác nhau như đá lát đường, đá lót sàn, đê chắn sóng và nhiều thứ muốn có độ bền cao khác.

Tuy nhiên đá mácma cũng có nhiều loại rất mềm như đá bọt và xỉ núi lửa rất dễ chạm khắc hay một số cứng hơn như đá vỏ chai hay đá bazan thì cần nhiều kỹ năng hơn để chạm khắc.

Đá biến chất

Đá cẩm thạch là loại nguyên liệu truyền thống của nghề điêu khắc đá, nó được sử dụng và khai thác rất nhiều đặc biệt là đá cẩm thạch trắng. Đá phiến cũng là một loại đá được sử dụng rất phổ biến đặc biệt khi xây các tượng đài hay đài tưởng niệm vì nó khá dễ khắc chữ. Và cấu trúc từng lớp mỏng của nó làm nó trở thành vật liệu lợp mái phổ biến.

Đá trầm tích

Có rất nhiều cấu trúc nổi tiếng thế giới đã được xây dựng bằng đá trầm tích. Có hai loại chính của đá trầm tích được sử dụng trong công việc xây đựng là đá vôi và đá cát (sa thạch). Đá nhân tạo Bê tông hay xi măng khi đông cứng có thể dùng để tạo tác và có thể thay thế một cách dễ dàng nhưng nó lại không bền lắm, hiên nó thường được dùng để xây dựng các tượng đài hay lót đường một cách vừa túi tiền và có thể dễ sửa chữa khi hư hại hơn các loại đá tự nhiên, vì có thể dễ dàng đúc nó ra hình dáng cơ bản trước khi tiến hành tạo tác.

Đá nhân tạo

Bê tông hay xi măng khi đông cứng có thể dùng để tạo tác và có thể thay thế một cách dễ dàng nhưng nó lại không bền lắm, hiện nó thường được dùng để xây dựng các tượng đài hay lót đường một cách vừa túi tiền và có thể dễ sửa chữa khi hư hại hơn các loại đá tự nhiên, vì có thể dễ dàng đúc nó ra hình dáng cơ bản trước khi tiến hành tạo tác.

Bài viết Một số loại đá dùng trong điêu khắc đá mỹ nghệ có thể bạn chưa biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/mot-so-loai-da-dung-trong-dieu-khac-da-my-nghe-co-the-ban-chua-biet/

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

MẸO lắp đặt bản lề cửa gỗ tại nhà đơn giản

Bản lề cửa gỗ nhà bạn bị hỏng?

Bạn không biết cách lắp đặt nào cho đúng. Vậy hãy cùng DungcuDIY tìm hiểu cách lặp đặt bản lề cửa gỗ nhé!

Trước tiên bạn cần xác định số lượng bản lề tủ trên 1 cánh cửa. Dựa theo tiêu chuẩn dưới đây:

– Dưới 1500mm: 2 bản lề 

– 1500-2250mm: 3 bản lề

– 2250-3000mm: 4 bản lề

– Từ 3000mm trở lền, cứ mỗi thêm 750mm sẽ thêm 1 bản lề

Khoảng cách giữa các bản lề 

Bản lề cửa gỗ inox được lắp đặt đúng sẽ đảm bảo độ chịu lực tốt, chống xệ tốt và đảm bảo độ kín khít của nguyên bộ cửa, hãy đảm bảo Bạn phân chia khoảng cách lắp đặt theo tiêu chuẩn phía dưới:


– Bản lề trên: Tối đa 248mm, tính từ tâm bản lề đến mép trên khung bao,

– Bản lề dưới: Tối đa 330mm, tính từ tâm đến sàn,

– Bản lề giữa: nằm chia giữa của bản lề trên và dưới

* Vít bắt cửa gỗ & cửa thép luôn được cấp kèm bản lề, trường hợp cần phải thay thế bằng chất liệu đặc biệt, phải sử dụng đúng vít đầu chìm với đường kính như nhau.

Hướng dẫn lắp đặt bản lề bật cho cánh kính tủ áo

Thông thường khi mua bản lề lắp bật cánh kính tủ áo bạn sẽ được kỹ thuật hướng dẫn và hỗ trợ lắp đặt. Tuy nhiên khi bản lề hỏng cần thay thế một cách nhanh chóng thì bạn lại chưa biết. Cùng tìm hiểu hướng dẫn lắp đặt bản lề cửa tủ nhé.

Dụng cụ cần chuẩn bị

- 1 Bộ bản lề mới

- Thước

- Bút chì đánh dấu

- Bộ khoan vít

Hướng dẫn lắp đặt bản lề cửa kính tủ

- Bạn cần xác định vị trí lắp bản lề, dùng thước và bút chì để đo và đánh dấu đúng vị trí tại cạnh và cánh tủ sao cho khoảng cách đều nhau.

- Sau khi xác định được vị trí của bản lề, bạn tách phần lắp và tay của bản lề ra, lần lượt đặt chén và tay bản lề vào đúng vị trí chính xác ở cạnh tủ và cánh tủ. Sau đó bắt vít cố định làm lần lượt từ chén đến tay bản lề.

- Sau khi đã cố định được vị trí của bản lề bạn tiến hành lắp đặt các cánh tủ vào cạnh tủ. Nếu thấy cánh tủ đã chắc chắn và kín khít vào cánh tủ là bạn đã hoàn thành việc lắp đặt.


Mẹo chọn phụ kiện cửa kính cường lực phù hợp

Khi chọn phụ kiện cho cửa kính bạn cần chú ý đến các tính năng và đặc điểm sau đây:

- Chất liệu: Nên chọn bản lề bằng inox để đảm bảo độ bền đẹp và tươi sáng cho cửa kính. Ngoài ra khi độ dày cửa lá cửa không quá 8mm, ốc vít nhôm hoặc kẽm là đủ. Nếu đọ dày của nó vượt quá 10-12mm thì bạn nên nhìn vào bản lề đồng và đồng thau.

- Kích thước: Đo độ dày kính và lựa chọn kích thước bản lề kính phù hợp.

- Chịu tải: Việc lắp đặt cửa kính phải phù hợp với bản lề. Để từ đó tính toán số lượng bản lề cửa kính tủ phù hợp.

- Nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm từ một nhà sản xuất nổi tiếng luôn có bao bì tốt và thông tin rõ ràng luôn là điều cần thiết.

- Giá thành: Xác định phạm vi ngân sách để chọn loại sản phẩm phù hợp, đừng nên ham rẻ mua những sản phẩm kém chất lượng.





Bánh xe đẩy hàng chịu lực 300kg hàng chính hãng

Bánh xe đẩy Hoo là sản phẩm được làm bằng hợp kim thép cao cấp, được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm di động có gắn bánh xe. Sản phẩm có độ chịu tải lên tới 300kg, phù hợp để đẩy hàng hóa nặng, cồng kềnh

Thông số sản phẩm bánh xe đẩy Hoo

- Thương hiệu: OEM

- Chất liệu: Hợp kim thép

- Kích thước: 100*82*96*63mm

- Chịu tải: 300kg

Lợi ích về sản phẩm

- Bánh xe đẩy chịu lực xoay được làm bằng hợp kim thép chống chịu tốt các tác động từ bên ngoài.

- Sản phẩm có độ chịu tải lớn, phù hợp với nhiều công việc và mục đích sử dụng khác nhau.

- Bánh xe đẩy giúp công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn



Giới thiệu địa chỉ bán mũi phay tạo hạt gỗ chính hãng, giá tốt trên thị trường

 Vòng đeo tay, vòng đeo cổ là đồ dùng trang sức không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy cho người đeo. Để làm ra những hạt vòng này người thợ phải sử dụng bộ mũi khoan tạo hạt chuỗi tốt. Bài viết này sẽ chia sẻ đến người dùng và các cơ sở sản xuất hạt vòng về một địa chỉ bán mũi phay hạt gỗ chính hãng, giá tốt trên thị trường hiện nay.

Tìm hiểu bộ mũi khoan tạo hạt chuỗi và mũi phay tạo hạt gỗ

Thông thường một chiếc vòng tay, vòng cổ chúng ta chỉ thấy có 2 thành phần chính là hạt vòng và dây vòng. Trong đó hạt vòng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, hạt cườm, đá quý, pha lê, vàng bạc…. Tuy nhiên, vòng làm từ gỗ vẫn là sản phẩm được nhiều người yêu thích.

Bộ làm hạt vòng có nhiều thiết bị như mũi phay hạt gỗ, máy tiện hạt gỗ,... 

Làm nên một chiếc vòng hoàn chỉnh không hề đơn giản, người thợ phải sử dụng đến cả một bộ mũi khoan tạo hạt chuỗi bao gồm: máy khoan, mũi phay tạo hạt gỗ (còn được gọi là mũi tiện hạt gỗ, mũi khoan hạt vòng, mũi làm hạt gỗ…) dây luồn hạt vòng, các loại trục kẹp, đế định tâm, giấy giáp đánh bóng…


và dây luồn hạt vòng, giấy giáp...

Trong đó, mỗi dụng cụ mang một chức năng khác nhau, nhưng mũi phay tạo hạt gỗ được người thợ lưu tâm hơn cả vì loại mũi phay tốt sẽ tạo ra hạt vòng nhanh, sắc nét và có tuổi thọ lâu dài, tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Trên thị trường hiện nay, mũi tiện hạt tròn tideway là dòng mũi phay được sử dụng nhiều nhất để làm hạt gỗ tròn.

Mũi tiện hạt tròn Tideway là thương hiệu nổi tiếng về các loại mũi soi, dao tubi cao cấp, có chất lượng và giá thành tốt nhất hiện nay. 

Thông số chính của mũi phay tạo hạt gỗ Tideway:

  + Chất liệu được làm bằng hợp kim, chịu được nhiệt độ cao.

    + Đạt tiêu chuẩn ISO9001 do Châu Âu kiểm tra.

    + Được làm trên dây chuyền hiện đại có độ chính xác cao, không rung lắc khi gia công, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng với những máy khó tính nhất( máy đời cũ, máy có đã qua thời gian sử dụng lâu).


Mũi tiện hạt tròn tideway.

    + Tương thích với hầu hết với tất cả các loại máy hiện có mặt trên thị trường.

​    + Mũi có nhiều kích thước: 6-8-10-12-14-16-18-20-22-25-30mm

Địa chỉ phân phối mũi phay tạo hạt gỗ uy tín hiện nay

Ngành sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ đang dần phát triển, có không ít đơn vị phân phối các thiết bị ngành mộc. Một trong số đó phải kể đến Công ty TNHH Vinachi Việt Nam - đơn vị phân phối máy móc, dụng cụ, phụ kiện ngành mộc hàng đầu tại Việt Nam.

Vinachi -  địa chỉ bán mũi phay hạt gỗ và nhiều dụng cụ ngành mộc.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dụng cụ thiết bị ngành gỗ, cơ khí, Vinachi Việt Nam tự hào là địa chỉ uy tín cho các bác thợ, các xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trong nước đến mua sắm. Hơn 2000 sản phẩm do Vinachi cung cấp đều có nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng, và giá thành cạnh tranh cùng các dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.

Chính bởi làm việc bằng “Tâm” và uy tín nên người tiêu dùng trong tỉnh và trên toàn quốc luôn tìm đến Vinachi để chọn mua các loại vật tư thiết bị điện, đá mài hợp kim cứng, lưỡi cưa nhôm hợp kim, mũi phay tạo hạt cũng như đa dạng các dụng cụ, máy móc thiết bị ngành mộc khác. 

Tìm hiểu các phương pháp tạo hình trong điêu khắc

Điêu khắc là dùng những dụng cụ cứng như kim loại để chạm khắc trên các vật liệu cứng như đá, gỗ, thạch cao, xương, ngà voi,… Để tạo nên những tác phẩm điêu khắc có hồn, đạt giá trị cao người thợ đã áp dụng nhiều phương pháp tạo hình khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp tạo hình trong điêu khắc qua bài viết dưới đây.

Điêu khắc có những dạng nào?

Điêu khắc có 2 thể loại chính, đó là phù điêu và tượng tròn.

Phù điêu

Phù điêu là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo hình trên nó. Đây có thể là chạm khắc trên những bức vách gỗ, trên những đường nét của chiếc bàn, chiếc sập ngày xưa. Ngoài ra, những hình long phụng sum vầy thường được thấy trên các cột gỗ trụ trong nhà cũng là một dạng phù điêu.

Tượng tròn

Là bức tượng kiểu nhìn được cả 4 phía chứ không phải chỉ là bề mặt nổi, nói nôm na là bạn phải đi vòng tròn để xem hết bức tượng. Kiểu này khác hẳn với phù điêu chỉ gán lên tường.

Phổ biến nhất ở Việt Nam là những tượng Phật và những con vật mang biểu tượng tâm linh như sư tử đá, hổ đá,… được đặt theo phong thủy. Ngoài ra còn những bức tượng trang trí, những vật dụng thường ngày cũng hay được tạo ra.

Một số phương pháp tạo hình điêu khắc

Có rất nhiều phương pháp tạo hình điêu khắc khác nhau, điển hình như:

Tạc

Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất. Từ một khối đá hoặc khúc gỗ, nghệ nhân điêu khắc sẽ dùng nhiều dụng cụ để tạo hình từ khối đó. Chủ yếu, người ta sẽ đục bỏ những phần thừa thãi để tạo thành hình dáng tượng như mình mong muốn.

Đúc

Đây thường dùng cho những sản phẩm bằng đồng, các kim loại khác như nhôm, gang hoặc thạch cao, xi măng, nhựa. Với cách này, nghệ nhân phải có sẵn những khuôn đúc để để những kim loại đã được nấu nóng chảy vào. Sau đó, để nguội và nhấc khuôn ra, bạn đã có được những sản phẩm đúc. Đồ gốm cũng đúc được và người ta gọi quy trình đó là đổ rót và in đất.

Nặn

Không chỉ điêu khắc trên những chất liệu có sẵn, nghệ nhân còn có thể nặn ra những tác phẩm. Tác phẩm nặn thường được làm từ đất sét, nặn thành hình mình mong muốn và đính lên những khuôn cũng được làm từ đất. Cuối cùng, đem đi nung ở nhiệt độ thích hợp, vậy là tác phẩm điêu khắc được hoàn thành. Phổ biến nhất ở dạng này là những bức phù điêu.

Gò là phương pháp sử dụng dụng cụ tác động trực tiếp lên chất liệu cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù người nghệ nhân mong muốn. Chất liệu cho gò là kim loại được cán mỏng.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về các phương pháp tạo hình của nghề điêu khắc – một lĩnh vực truyền thống mà khá thú vị ở nước ta. Hy vọng những thông tin trên bổ ích với các bạn.

Bài viết Tìm hiểu các phương pháp tạo hình trong điêu khắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/tim-hieu-cac-phuong-phap-tao-hinh-trong-dieu-khac/

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Điêu khắc đá: Những nhọc nhằn ai hiểu thấu?

Để tạo nên những bức tượng bằng đá đẹp có ai biết được rằng người nghệ nhân tài hoa phải đánh đổi bao nhiêu mồ hôi, công sức.

Ở nước ta hiện nay có không nhiều làng nghề điêu khắc đá. Nổi tiếng nhất về điêu khắc đá có thể kể đến các làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình, làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), Phụng Châu (Chương Mỹ – Hà Nội), Dương Nham, xã Phạm Mệnh (Kinh Môn)… Nghề điêu khắc đá, tuy mang lại cho người lao động nguồn thu nhập ổn định, song nó cũng mang lại nhiều rủi ro.

Không có nhiều người theo nghề

Chạm khắc đá từ lâu là nghề truyền thống của nước ta. Với lòng yêu nghề, bàn tay tài hoa, các nghệ nhân đã tạo nên những công trình bằng đá tinh xảo, sắc nét nổi tiếng. Trải qua bao thăng trầm, người dân ở các làng nghề vẫn giữ được nghề nhưng ngày càng có ít người theo làm, mà chủ yếu là cha truyền con nối. 

Trăn trở giữ nghề truyền thống của ông cha, những năm qua bà Nguyễn Thị Lý (Công ty TNHH một thành viên Hữu Nghĩa) không khỏi buồn rầu chia sẻ. Bởi ngày nay có nhiều nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm nên người dân ít dùng đồ bằng đá. “Có lẽ do người tiêu dùng chưa cảm nhận được vẻ đẹp của những sản phẩm làm bằng đá so với làm bằng những chất liệu khác nên sức tiêu thụ các sản phẩm gần đây giảm đáng kể”, nghề ngày càng bị thu hẹp lại. Nối theo nghiệp của gia đình, con trai bà Lý – anh Vũ Văn Hậu sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Nhạc họa ở Hà Nội, đã quyết định trở về làm việc tại công ty của gia đình. Mang kiến thức được học vận dụng vào thực tế, anh Hậu đã sáng tạo thêm nhiều hình vẽ, họa tiết mới, làm phong phú những mẫu mã của làng nghề. Hiện nay, ngoài chế tác văn hoa cho các công trình văn hóa, đình chùa, lăng mộ, người làng nghề Dương Nham còn chạm khắc tạo ra các con giống, tượng đá và các loại sản phẩm khác.

Gian nan, nhiều nguy cơ rình rập

Nghề nào cũng có những khó khăn, và rủi ro, riêng nghề điêu khắc đá, người thợ phải đối mặt với nhiều bệnh tật. Bởi, hầu hết các làng nghề đá mỹ nghệ hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm, khói bụi từ đá ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người. 

Đời thợ đá luôn phải đối mặt với hiểm nguy vì  công cụ của họ có khi chỉ là đôi tay trần cùng cây búa, cây đục, chiếc máy cưa, máy mài… hàng trăm thợ hằng ngày quần quật vật lộn với những khối đá, đổ mồ hôi công sức vào để làm cho chúng có hồn. 

Đã lựa chọn theo nghề, người thợ đá hàng ngày ăn bụi, uống khói nhưng với họ điều đó có sá gì. Được nhìn trực tiếp những người thợ làm đá mới thấy rằng ai cũng hom hem, gầy gò, nhem nhuốc. Da sạm đen do lúc nào cũng bị ám bụi đá hay phơi người ngoài bãi đất trống, nắng gió. Nhiều người thợ chia sẻ, dù có sống trong môi trường bẩn lâu ngày, tuy có quen nhưng khi ngủ vẫn có những đêm mơ thấy đá cùng bệnh tật ám vào mình. Đó là chưa kể đến tai nạn luôn trực chờ và buộc mỗi người phải quen với những điều đó. Ví như đá bắn hoặc găm vào người, vào mắt; khối đá to đổ lên người khi vận chuyển hoặc trong khi đục đẽo; ngã từ trên khối đá cao vài mét xuống đất… Hỏi, bất cứ người thợ nào cũng chỉ ra công việc của họ sẽ ảnh hưởng đến mắt, tai và phổi. Cụ thể là bụi bắn vào mắt gây xước giác mạc, chảy nước mắt; tiếng ồn làm ù, thậm chí tiếc tai; mũi hít bụi vào phổi gây nên nhiều bệnh về đường hô hấp.

“Sinh nghề tử nghiệp”, những người thợ làm điêu khắc đá làm vì cuộc sống, vì đam mê và đôi khi còn vì gìn giữ nghề của cha ông nữa.

Nhìn những bức hình muôn hình vạn trạng, đủ hình đủ khối được chạm khắc tinh xảo, người ta không thể nào quên được những giọt mồ hôi và cả nước mắt của biết bao người thợ tài hoa.

Bài viết Điêu khắc đá: Những nhọc nhằn ai hiểu thấu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/dieu-khac-da-nhung-nhoc-nhan-ai-hieu-thau/

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Tìm hiểu về thanh nhôm treo tủ quần áo

Thanh nhôm treo quần áo được ứng dụng nhiều trong lắp đặt tủ  áo, là phụ kiện nhỏ gọn nhưng rất tiện lợi, giúp tủ đồ của bạn có thể chứa được nhiều đồ dùng, vật dụng hơn. Thanh nhôm treo quần áo dùng lắp đặt vào tủ quần áo dễ dàng không ảnh hưởng đến kết cấu tủ.



Thanh nhôm được thiết kế rỗng trong với 2 khung xương đỡ, đảm bảo độ cứng cáp chịu lực siêu tốt mà trọng lượng rất nhẹ, dễ dàng tháo lắp và đem theo.


Sản phẩm dễ dàng chế tạo, cắt đoạn để phù hợp với từng loại thiết kế khác nhau. Màu sắc đơn giản trang nhã mang lại hiệu quả cao về độ thẩm mỹ.



Do được làm rỗng nên giá thành rất rẻ, phù hợp cho mọi gia đình hoặc làm vật dụng công nghiệp số lượng lớn.


Lưu ý: Do kết cấu nhôm nên không thể chịu trọng tải quá lớn, không phù hợp cho treo những vật nặng.



Đặc điểm nổi bật bánh xe đẩy chịu lực xoay

Bánh xe đẩy là phụ kiện nội thất chuyên dùng để sản xuất các sản phẩm di động có gắn bánh xe. Là sản phẩm giúp tối ưu công sức và thời gian làm việc cho người sử dụng.

Đặc điểm nổi bật của bánh xe đẩy chịu lực

- Bánh xe được làm từ chất liệu cao su có độ đàn hồi cao, khả năng chịu tải trọng lớn. Đặc biệt, với bi thép chịu lực, có độ cứng và chống mài mòn tốt.



- Sản phẩm nhỏ, di chuyển một cách linh hoạt trong những không gian nhỏ hẹp.



- Bánh xe đẩy chịu lực xoay có khả năng giảm xóc, giảm chấn và giảm ồn trong khi vận hành, không gây trầy mặt sàn.

- Sản phẩm có nhiều kích thước phù hợp với nhiều nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau.

Tìm Kiếm