Dụng Cụ Làm Mộc DIY

Nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm hay về làm mộc.

Mẹo Hay Thợ Mộc

Nơi tổng hợp những mẹo hay làm mộc.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Ứng dụng của ray trượt trong thiết kế nội thất

   Ray trượt là phụ kiện không thể thiếu trong các chi tiết, thiết bị nội thất. Ray trượt là thiết bị hướng dẫn, được cấu tạo từ con trượt, thanh trượt, gối đỡ,... Sản phẩm này hoạt động theo nguyên tắc chuyển động tịnh tiến bởi sự kết hợp của thanh trượt và con trượt.

Ưu điểm nổi bật của ray trượt

- Khả năng chịu trọng tải lướn, có thể lên tới 1,5 lần.

- Khả năng dẫn hướng chính xác, chuyển động tịnh tiến, trơn tru, ma sát thấp, không gây tiếng ồn lớn.

- Có độ bền cao, khả năng hoạt động liên tục.

- Chất liệu làm từ thép và hợp kim thép nên ray trượt có độ cứng, chắc chắn và bền bỉ.

- Ray trượt có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và bảo trì.


Ứng dụng của ray trượt trong thiết kế nhà ở

Hiện nay trên thị trường ray trượt có thể phân thành nhiều loại trong đó ray trượt bi được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thiết kế nội thất nhà ở.

Thanh ray trượt bi có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt và điều chỉnh độ dài phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Với những ưu điểm vượt trội của mình, ray trượt được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất, đặc biệt như hộc bàn, tủ bếp, cửa lùa...




ray nhôm trượt làm ngăn tủ kéo






Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Top 5 dụng cụ làm mộc tại nhà đa năng cho dân DIY

  Bạn thích tự tay làm những sản phẩm bằng gỗ tại nhà với dụng cụ làm mộc đơn giản. Máy móc, dụng cụ cầm tay luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực tạo nên những tác phẩm gỗ tuyệt vời. Cùng điểm qua 5 dụng cụ ngành mộc tại nhà cực hữu ích cho những người đam mê làm mộc nhé!

1. Máy cưa gỗ cầm tay mini

Để thực hiện cắt thanh gỗ lớn bạn cần một chiếc máy cưa gỗ cầm tay mini công suất từ 800W trở lên. Đó là yêu cầu tối thiểu để thực hiện công việc. Với thiết kế nhỏ gọn chiếc máy cưa gỗ cầm tay có trọng lượng 1kg bạn có thể mang theo mà không cảm thấy bất tiện.


2. Máy chà nhám mini

Để có một tác phẩm đẹp yêu cầu người thợ cần tỉ mỉ trong từng chi tiết. Vì vậy một chiếc máy chà nhám sẽ là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Máy chà nhám mini nhỏ gọn, kết cấu bền chắc, làm sạch bề mặt gỗ. Tạo cho sản phẩm độ sáng bóng, mịn hơn đảm bảo tính thẩm mỹ cả những góc nhỏ hẹp.


3. Bộ dụng cụ sửa chữa đa năng

Đây là những công cụ không thể thiếu trong mỗi gia đình, có thể dễ dàng thực hiện công việc sửa chữa tại nhà: tháo lắp các thiết bị, treo tranh ảnh, khoan tường, lắp quạt treo tường,…



4. Bộ đục – giũa

Dù là thợ chuyên hay không chuyên thì cũng không thể bỏ qua dụng cụ này. Nếu bạn sử dụng ít có thể lựa chọn những bộ dụng cụ điêu khắc ít chi tiết để có giá thành tốt nhất.


5. Bút đánh dấu

Có lẽ nếu không nhắc có thể bạn sẽ quên chiếc bút đánh dấu hay dùng cho thợ mộc. Sau khi đo đạc bạn việc đánh dấu vị trí cần thực hiện tránh trường hợp sai lệch. Dụng cụ làm gỗ tại nhà này bạn có thể tận dụng bằng những chiếc bút có trong gia đình.



Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Kỹ thuật ghép mộng gỗ độc đáo của người Nhật

   Không cần "đóng đinh", chỉ cần ghép mộng gỗ, người xưa vẫn có thể tạo ra những căn nhà gỗ vô cùng vững chãi có tuổi thọ đến cả trăm năm tuổi. Kỹ thuật "đóng mộng" độc đáo này đã được người Nhật Bản kế thừa và sáng tạp để giúp căn nhà đứng vững qua những trận động đất.

Đây là kết cấy mộng “Hà hợp kế thủ” đã sáng tạo từ kết cấu mộng của người cổ xưa.

Kỹ thuật ghép gỗ này giúp cho các đầu nối gắn kết vô cùng chắc chắn. Chỉ cần đem đầu nối thiết kế theo một loại hình đặc biệt có thể kết nối được mà không cần dùng đến một cái đinh nào.



Những kỹ thuật mộc truyền thống này có thể tạo ra bất cứ thứ gì từ cấu trúc nhà đến nội thất, nhưng hiện nay phần lớn chúng được không được sử dụng nữa vì sự phổ biến rộng khắp của các công cụ điện và máy móc hiện đại.


Cách chọn mua bản lề đúng cách mà không phải ai cũng biết

    Hiện nay trên thị trường, bản lề là một loại phụ kiện không thể thiếu của cửa. Bản lề được thiết kế cấu tạo để làm cấu nối tạo sự cố định của các cánh cửa hay cửa sổ... giúp cho cánh cửa quay với một góc nhất định. Bản lề đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tuổi thọ cho các cánh cửa. 

Bản lề cửa có rất nhiều loại như bản lề trụ, bản lề trục xoay, bản lề là, bản lề chữ thập... cũng như với nhiều chất liệu khác nhau: bản lề cửa inox, bản lề cửa sắt, bản lề cửa nhôm...


bản lề giảm chấn

Cách chọn mua bản lề đúng cách

Để tránh tình trạng bản lề cửa bị kêu, kèm theo những hư hỏng trong quá trình sử dụng thì sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách mua và gắn bản lề cửa để tránh những tình trạng đã nói ở trên.

1. Chọn mua bản lề

Chất liệu là yếu tố quan trọng đầu tiên có tính quyết định đến tuổi thọ của bản lề, chính vì vậy nó cũng có sự tác động không nhỏ tới độ bền của cánh cửa.

Khi chọn  bản lề, loại làm bằng đồng thau sẽ có chất lượng tốt nhất, tốt hơn so với các loại làm bằng đồng pha trộn, không nguyên chất. Các loại đồng không nguyên chất thường được pha thêm kẽm nên quá trình sử dụng sau này rất dễ bị nứt, gãy.

2. Về kiểu dáng

Nếu nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại thì nên chọn bản lề cửa nhôm với màu trắng hoặc đen, vừa bền, vừa đảm bảo sự chắc chắn, mang lại một cảm giác rất khỏe khoắn và hiện đại. Bản lề cửa nhôm được rất nhiều gia đình lắp đặt.

Nếu nhà có thiết kế cổ điển thì nên chọn bản lề làm bằng đồng thau hoặc các loại tối màu có khắc thêm họa tiết, hoa văn.




bản lề búp hoa bằng đồng


bản lề hoạ tiết bằng đồng


bản lề lá bằng đồng

bản lề hoạ tiết dây leo

Hướng dẫn lắp đặt bản lề và một vài lưu ý

1. Cách lắp đặt bản lề

Bản lề số 1 (chiếc lắp ở đầu cánh) là chiếc phải chịu lực nặng nhất vì đỡ toàn bộ cánh cửa. Trong khi đó bản lề số 3 (vị trí giữa) chỉ có tác dụng giữu cho cánh cửa không bị đảo khi mở.

Chính vì thế khi lắp đặt bản lề bạn nên chú ý hơn tới chiếc số 1, nên chọn một sản phẩm chính hãng, lắp ốc vít chắc chắn và chỉ nên khoan với đường kính nhỏ hơn so với con vít của bản lề.

2. Lưu ý khi lắp đặt bản lề

Bạn nên lắp đặt đúng phương pháp kỹ thuật và chất lượng bản lề để giảm thiểu các vấn đề hay gặp ở cửa như: gỉ sét, xệ cánh, nảy, khe hở lớn...

 

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

So sánh ray trượt bi giảm chấn và ray trượt âm giảm chấn

 1. Ray trượt bi giảm chấn

Ray trượt bi giảm chấn được thiết kế nhờ cải tiến từ dòng ray trượt bi thông thường. Khác với các dòng ray trượt bi truyền thống thì sản phẩm giảm chấn được đính kèm thêm bộ cơ cấu piston dầu có tác dụng giảm tiếng ồn, vận hành nhẹ nhàng khi đóng mở. Ray trượt có xu hướng bị kéo về bên trong và dưới lực cản của piston dầu sẽ làm cho ngăn kéo đóng từ từ, không gây tiếng ồn khi ngăn kéo được đẩy tới vị trí khớp của lò xo rút.

ray trượt bi giảm chấn

  • Ưu điểm

- Lắp đặt dễ dàng, thiết kế và sử dụng tương tự dòng ray trượt bi thông thường.

- Hai hộc kéo được lắp đặt với cự ly phù hợp và chính xác.

  • Nhược điểm

Ngăn kéo bị lộ phần kim khí do được lắp đặt hai bên ngăn kéo nên thẩm mỹ không được cao.

2. Ray trượt âm giảm chấn

Ray trượt âm giảm chấn về cơ bản được chia thành 2 loại: ngăn kéo mở rộng hoàn toàn (còn được gọi là ray trượt âm giảm chấn 3 tầng full extension) và loại mở rộng 3/4 ngăn kéo ( ray trượt âm giảm chấn hai tầng). Hai loại ray trượt âm giảm chấn này có chức năng hoàn toàn tương tự nhau, sự khác biệt duy nhất đó là khả năng mở rộng tối đa của ngăn kéo.


  • Ưu điểm

- Không bị lộ khuyết đểm kim khí nên có tính thẩm mỹ cao hơn so với ray trượt bi.

- Khả năng chịu tải tốt, chống xê dịch cao, ray luôn luôn được lắp đặt ở dưới đáy của ngăn kéo.

  • Nhược điểm

Yêu cầu người lắp đặt phải tính toán kĩ lưỡng, chính xác được kích thước ngăn kéo và để giảm thiểu sai số thì quy trình thi công cũng kỹ càng hơn.

Nhìn chung qua phân tích trên chúng ta có thẻ thấy rằng cả 2 sản phẩm đều có những ưu và nhược điểm riêng nhưng chúng đều mang lại chức năng giảm chấn, giảm tiếng ồn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn hãy lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp và cửa hàng uy tín như dụng cụ ngành mộc chức hoa nhé!

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Lưu ý khi sử dụng bào gỗ cầm tay để đảm bảo an toàn

   Máy bào gỗ cầm tay là một trong những đồ nghề làm mộc không thể thiếu của các bác thợ. Sản phẩm hỗ trợ làm nhẵn bề mặt sản phẩm trước khi đưa ra thị trường hoặc chuyển qua giai đoạn điêu khắc, bào mịn để hoàn thành sản phẩm. 

Máy bào gỗ có thiết kế khá nhỏ gọn, có thể cầm tay thực hiện trên nhiều bề mặt, kích thước gỗ khác nhau từ lớn tới nhỏ. Sản phẩm gồm các trục, khớp nối, lưỡi bào được thiết kế chuyển động tịnh tiến.

Lưu ý khi sử dụng bào gỗ cầm tay để đảm bảo an toàn

1. Lắp máy đúng cách để hạn chế văng vật liệu

Bạn cần lưu ý lắp lưỡi bào thật chặt để tránh tình trạng văng bắn vật liệu gây mất an toàn, nguy hiểm. Trước khi hoạt động bạn hãy cho máy chạy thử trước khi làm việc và kiểm tra hoạt động của thiết bị an toàn mỗi khi vận hành máy.

2. Cẩn thận khi sử dụng để tránh bị điện giật

Tình trạng bị điện giật có thể do hở mạch dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy hay hở cầu dao điện hoặc ổ cắm điện.

Trước khi sử dụng bạn cầm kiểm tra thật kỹ dây điện, bảo quản máy ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc để không bị hở điện ra vỏ máy, ngắt điện nguồn khi mất điện hay kết thúc công việc.

3. Đảm bảo bề mặt gỗ không có vật cản

Khi bắt đầu thực hiện thao tác trên bề mặt gỗ bạn cần đảm bảo không có đầu vít hay mấu lồi để tránh tình trạng máy bị văng ra ngoài gây đến những tai nạn không đáng có. Ngoài ra, bạn không nên chỉ sử dụng găng tay khi làm việc mà nên dùng thiết bị phụ trợ (tay đẩy) để tránh trượt tay vào máy.

4. Giữ vệ sinh máy và nơi làm việc sạch sẽ tránh cháy nổ

Cháy nổ gây đến những nguy hiểm khó lường, nhất là đối với những vật liệu dễ cháy như gỗ. Khi có tia lửa điện cộng hưởng với dăm bào dễ gây cháy nổ, vì thế nên bạn cần đảm bảo mạch điện ổn định, không bị ẩm hay rò điện ra ngoài khi sử dụng bằng cách thường xuyên vệ sinh máy móc thiết bị, dọn dẹp nơi làm việc, bảo quản máy đúng cách.

5. Sử dụng đồ bảo hộ ngăn tiếp xúc trực tiếp với gỗ

Bạn nên sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc như: Khẩu trang, kính bảo hộ để hạn chế tiếp xúc với chất độc công nghiệp có trong gỗ.



Các loại mũi soi gỗ phổ biến và ứng dụng

 Trong ngành công nghiệp sản suất chế biến gỗ mũi soi gỗ là một công cụ không thể thiếu. Mũi phay gỗ hay còn gọi là dao phay gỗ giúp tạo hình bề mặt gỗ, các chi tiết nhỏ cần gia công. Được lắp đặt trên các máy cầm tay hay các máy công nghiệp. Nhờ có dụng cụ này mà người dùng có thể dễ dàng tạo nên các đường cắt, chi tiết phức tạp một cách dễ dàng.

Mũi phay gỗ giúp tạo rãnh và bậc, bề mặt định hình, rãnh chữ T, đường cong, tạo mộng, tạo lỗ,... trong các sản phẩm dân dụng như cánh cửa, tủ bếp, bàn ghế, tay vịn cầu thang…

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mũi phay gỗ hãy cùng tìm hiểu ứng dụng của từng loại qua bài viết dưới đây nhé!

Các loại mũi soi gỗ phổ biến và ứng dụng chính

1. Mũi phay gỗ xoắn ốc một chiều

Ứng dụng: Dùng để định dạng sản phẩm tạo rãnh, cắt hoàn thiện đối với yêu cầu cao về hoàn thiện chất lượng.

2. Mũi phay gỗ xoắn ốc 2 chiều

Ứng dụng: Dùng để định hình, tạo rãnh và cắt hoàn thiện. Đối với yêu cầu cao về hoàn thiện chất lượng và không bị rách mép trên cả hai.


3. Mũi phay huỳnh cửa

Ứng dụng: Mũi soi huỳnh cửa dùng để tạo rãnh trên khung cửa để lắp pano vào, tạo ra một cánh cửa hoàn thiện.

4. Mũi phay chỉ gỗ

Ứng dụng: Dùng để tạo biên dạng trên gỗ dùng để trang trí tủ áo, tủ bếp, len tường ...


5. Mũi phay gỗ thẳng

Ứng dụng: Mũi phay gỗ thẳng là dòng sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất trong làm mộc. 

Cấu tạo của nó có thể làm bằng thân thép, lưỡi cắt hợp kim có tên gọi là mũi phay gỗ thẳng TC hoặc chui kẹp bằng thép lưỡi cắt bằng hợp kim gọi là mũi thẳng TCT.

- Mũi phay gỗ thẳng TC: Được sử dụng để định hình cắt cạnh hoặc rãnh, đường cắt cho đi từ ngoài vào trong.

- Mũi phay gỗ thẳng TCT: Sử dụng rất tốt cho phay cạnh, rãnh, mộng âm dương...


6. Mũi vát 45 độ

Ứng dụng: Mũi phay có biên dạng vát 45 độ dùng cho phay cạnh, tạo vát 45 độ, phay rãnh bề mặt pano... ghép chi tiết 90 độ. Sản phẩm sử dụng nhiều trong lắp ghép nội thất hoặc chạy hoa văn.

7. Mũi phay gỗ bán nguyệt

Ứng dụng: Mũi phay gỗ bán nguyệt với kiểu dáng 1/2 vòng tròn, sản phẩm sử dụng để tạo 3D trên bề mặt như vách ngăn, cửa tủ bếp 3D.



8. Mũi phay gỗ chữ T

Ứng dụng: Mũi soi gỗ chữ T dùng đẻ phay lắp các móc treo hoặc đai ốc, ron cao su...

9. Mũi phay pano cửa

Ứng dụng: Mũi phay pano cửa gỗ công nghiệp được sử dụng rất nhiều, có rất nhiều biên dạng khác nhau từ cổ điển cho đến hiện đại.

10. Mũi phay gỗ mặt thẳng

Ứng dụng: Dùng để phay đi mặt phẳng gỗ để tạo cho bề mặt bằng phẳng. Mũi phay có cấu tạo lưỡi cắ rộng giúp cắt nhanh bề mặt.


Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Ứng dụng của kẹp cố định gỗ trong ngành mộc

   Kẹp gỗ, sập thẳng được sử dụng rộng rãi trong việc gia công các linh kiện điện tử, thông tin thiết bị sản xuất, ô tô, xe máy, xe đạp và tấm kim loại, sắt, hay nhóm nội thất khác. Kẹp giữ gỗ giúp giúp các anh thợ thao tác nhanh chóng, dễ dàng hơn.



Ứng dụng của kẹp cố định gỗ

- Kẹp cố định gỗ được ứng dụng ở các thiết bị thể thao, lắp ráp máy bay, đồ chơi, nghệ thuật và các hàng thủ công cần cố định bộ phận kẹp liên quan.

- Sản phẩm dùng trong gá kẹp ngành công nghiệp khuôn mẫu.

- Trong sản xuất các sản phẩm gỗ, hay các nhà máy sản xuất lắp ráp liên quan đến các bộ phận của máy bay.          


- Trong gia công kim loại, nhôm hay trong các máy CNC, NC phay, bào, tiện… hoặc trong khai thác, kiểm tra và tương tự.

- Trong sản xuất hóa chất và dược phẩm, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác như đường ống liên quan đến việc cố định.

- Kẹp định vị được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp ứng dụng khác cần đến ứng dụng kẹp cố định với thao tác nhanh gọn.





Một số mẫu chốt khóa cửa đa dạng trên thị trường hiện nay

 Các loại chốt khóa cửa hiện nay vẫn là một trong những phụ kiện quan trọng, an toàn được sử dụng rộng rãi, phổ biến cho các gia đình. Khóa chốt cửa đều được làm bằng inox, hoặc sắt chất lượng đem lại cảm giác an toàn cho người sử dụng.

Chốt cửa là một loại khóa dễ sử dụng, cả người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng được vì nguyên lý hoạt động của nó rất đơn giản chỉ cần mở lên và kéo ra là có thể sử dụng được.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã đa dạng, hãy cùng tìm hiểu và lựa chọn chốt cửa phù hợp cho căn nhà của bạn nhé!

Các mẫu khóa chốt cửa đa dạng hiện nay

Chốt cửa hình con chim

Khóa chốt núm xoay


Khóa vân tay cửa


Khóa chốt ngang chốt gạt

Khóa cửa tay nắm


Chốt khóa an toàn


Chốt cửa an toàn dạng dây xích


Chốt khóa ngang màu vàng


Móc khóa cửa sổ




Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

4 loại máy cầm tay cơ bản cho người mới bắt đầu

 Trong bài viết dưới đây, Dụng cụ DIY sẽ giới thiệu cho các bạn bộ đồ nghề làm mộc không thể thiếu cho người thợ mộc là 4 loại máy: Máy cưa cầm tay, máy khoan gỗ, máy bào gỗ, máy chà nhám. Những dụng cụ này phù hợp cho người chuyên là mộc và những người có sở thích làm đồ DIY từ gỗ.

Đối với người thợ mộc, các loại máy hỗ trợ như máy cưa gỗ, máy khoan gỗ, máy bào gỗ và máy chà nhám là vô cùng cần thiết vì những công dụng mà nó mang lại, không chỉ tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mà còn mang lại sự an toàn cao khi làm việc. Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao mà 4 dụng cụ trên lại thật sự là những thiết bị hữu ích đối vời người làm mộc nhé!

Máy cưa gỗ cầm tay

Máy cưa gỗ cầm tay là dụng cụ không thể thiếu cho người làm mộc. Máy cưa gỗ có công dụng giúp bạn cắt những miếng gỗ thành hình khối theo ý muốn với độ chính xác cao. Chúng được chia ra làm nhiều loại như:

- Máy cưa xích: chủ yếu giúp xẻ các thân gỗ to thành các ván gỗ.


- Máy cưa đĩa: giúp cắt thật nhanh và chính xác các chi tiết nhỏ.


- Máy cưa lọng: có thể cắt các đường thẳng, đường cong hay các hình dạng phức tạp, tạo hình cho các tấm gỗ và xẻ ván xiên.


- Máy phay gỗ: giúp bạn bo viền, tạo hình đòi hỏi độ chính xác cao, tạo mộng và lỗ mộng để gắn kết các thanh gỗ hoặc khoét lỗ, vát cạnh trong đánh mộng.


Máy khoan gỗ

Máy khoan gỗ là một dòng máy khoan chuyên, giúp bạn vừa đục lỗ trên chất liệu gỗ, vừa có tể bắt vít để cố định vị trí. Với những người đang tập làm quen với nghề mộc hay yêu thích các sản phẩm DIY, thậm chí chỉ với chiếc máy khoan thôi là cũng đủ để tạo ra những sản phẩm bàn, ghế, giá sách… với kết cấu đơn giản rồi.

Khi mua máy khoan, bạn nên lưu ý về các tiêu chí như kích cỡ mũi khoan,công suất máy, tốc độ khoan, tốc độ không tải, dung lượng pin (nếu là máy khoan chạy pin) để đảm bảo máy đáp ứng nhu cầu của bạn.

Máy bào gỗ

Máy bào gỗ là một dụng cụ rất cần thiết và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện nay, giúp cho bề mặt gỗ được nhẵn bóng mang lại độ thẩm mỹ và dễ dàng thiết kế hay chế tác hơn, bạn có thể dễ dàng chỉnh độ sâu bào tùy theo mục đích sử dụng.


Chiếc máy bào gỗ có nhiều đặc điểm với nhiều công dụng khác nhau sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn để thực hiện nhiệm vụ này mà không tốn nhiều thời gian như khi dùng đồ bào gỗ cầm tay truyền thống.

Máy chà nhám

Máy chà nhám là dụng cụ không thể thiếu được sử dụng với mục đích chà mịn các mặt phẳng nhằm phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. 

Ưu điểm của máy chà nhám là khả năng chà mịn nhanh, từ đó giúp hạn chế thời gian bạn phải tiếp xúc với bụi gỗ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.




Tìm Kiếm