Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Giấy giáp – vật liệu quan trọng trong ngành chế biến gỗ

Giấy giáp hay còn được gọi là giấy nhám, là vật tư quan trọng đối với ngành mộc (ngành công nghiệp chế biến gỗ) hoặc trong đánh bóng kim loại. Vì thế việc lựa chọn giấy giáp phù hợp với từng công đoạn là điều mà các chủ xưởng và người thợ cần xem trọng.

Định nghĩa về giấy giáp

Giấy giáp (giấy nhám) được làm từ hạt nhám, keo dính, vải hoặc giấy là loại giấy có khả năng mài mòn vật liệu gắn với bề mặt của nó như gỗ, kim loại giúp cho sản phẩm mượt mà, láng mịn hơn trước khi chuyển sản phẩm đó qua những công đoạn tiếp theo.

Trong giấy nhám thì hạt nhám (hay còn gọi là hạt mài, hạt cát) là thành phẩm chính tạo nên khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm. Giấy nhám hiện nay có nhiều loại hạt mài khác nhau như: oxit nhôm, Silicon, đá lửa, Garnet…

Phân loại giấy giáp theo chức năng

Giấy giáp được sử dụng với nhiều công đoạn hoàn thiện sản phẩm do đó dựa vào chức năng người ta chia giấy giáp thành các loại gồm:

Giấy giáp thùng (giấy giáp vòng):

Là loại giấy nhám có kích thước cỡ lớn được sản xuất ra chỉ dùng cho máy nhám thùng, đây là loại máy lớn chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng hiện nay có 3 kích cỡ là 600mm, 900mm và 1300mm

Giấy giáp băng cuộn: Loại giấy giáp cuộn như tên gọi của nó được đóng thành băng hay cuộn nhỏ và có kích thước thông thường nhỏ với chiều rộng từ 300mm trở xuống. Giấy giáp cuộn sử dụng cho máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hay được cắt nhỏ ra thành từng miếng nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng đặc thù.

Phân loại giấy giáp theo hình dạng

Giấy giáp tròn: Giấy nhám tròn có dạng hình tròn có thể làm giảm bớt nhiệt năng, từ đó kéo dài thời gian gia công và gia tăng chất lượng bề mặt sau khi chà nhám.

Giấy giáp hình sao: Được thiết kế nhiều cạnh giống với hình sao, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất, công nghiệp chế biến kim loại, công cụ phần cứng, sản phẩm thép không gỉ.

Giấy giáp tờ – giấy giáp hình chữ nhật: Là loại nhám có kích thước hiện nay là 230 x 280 mm, chúng được sử dụng để chà nhám mặt phẳng bằng tay một cách thủ công hoặc máy rung cầm tay chủ yếu là phục vụ quá trình xả nhám trong quá trình sơn PU là chính.

Phân loại giấy nhám theo độ cát

Độ cát được hiểu là độ thô của tờ giấy nhám được ký hiệu chung bằng chữ P (point) phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay có các số mặc định sau (lưu ý là vẫn có những số khác tùy theo cách pha của nhà sản xuất nhám).

  • P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
  • P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
  • P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU.
  • P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
  • P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
  • P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.


source https://dieukhacnghethuat.com/giay-giap-vat-lieu-quan-trong-trong-nganh-che-bien-go/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tìm Kiếm