Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Tìm hiểu những bước điêu khắc đá cơ bản

Mỗi một loại hình điêu khắc đều có những quy trình chế tạo khác nhau. Với điêu khắc đá cũng vậy. Chúng ta thường chỉ ngắm những bức tượng đá khi đã hoàn thiện mà ít ai có câu hỏi rằng những sản phẩm này được làm như thế nào. Chỉ đến khi nghiên cứu tìm hiểu đến nó thì mới biết được để làm nên sản phẩm gì cũng có những quy trình, nguyên tắc riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những bước cơ bản trong điêu khắc đá qua bài viết dưới đây.

Đá có nhiều loại đá khác nhau, mỗi loại đá có đặc điểm, đặc tính riêng mang lại cho người nghệ nhân nhiều sự lựa chọn về hình dáng, màu sắc, chất lượng, độ cứng. Đá càng mềm thì càng dễ thao tác. Các loại đá mềm nhất có thể kể đến như đá vôi mềm, đá bọt, đá soapstone, những loại đá này dễ dàng thao tác với những dụng cụ dễ tìm là đá hay bằng móng tay. Xếp loại đá có độ cứng trung bình phải kể đến các loại đá vôi, thạch cao tuyết hoa, sa thạch. Đá này có thể điêu khắc bằng các dụng cụ bằng sắt đơn giản hoặc các công cụ mài mòn. Đá núi lửa bao gồm các loại đá hoa cương, đá diorit và đá bazan thuộc loại đá cứng nhất có độ bền cao nhất rất khó điêu khắc ngay cả khi sử dụng các dụng cụ có mũi bằng cacbua, vonfram hay thép cứng.

Dụng cụ và phương pháp điêu khắc đá 

Có lẽ đục là dụng cụ chuyên dụng của điêu khắc nghệ thuật. Nhưng khác với điêu khắc gỗ thì điêu khắc đá thường dùng các loại đục truyền thống như đục điểm, đục răng cưa, đục bằng thẳng và búa. Ngoài ra, còn có những loại máy như búa hơi, máy mài góc, máy cắt tay cùng nhiều loại máy khoan tay khác.

Để điêu khắc người nghệ nhân áp dụng 2 phương pháp chính là điêu khắc trực tiếp và điêu khắc gián tiếp. 

Điêu khắc trực tiếp là đục trực tiếp trên viên đó được chọn dựa vào tính chất và hình dáng tự nhiên của viên đá và các phác thảo hoặc bản vẽ để điêu khắc thành tượng. Thế nhưng, để ra được những tác phẩm điêu khắc chất lượng cao, hầu hết các nghệ nhân đều chọn phương pháp điêu khắc gián tiếp, sử dụng mẫu chi tiết theo tỷ lệ thu nhỏ hoặc bằng kích thước thật để chép qua chất liệu đá. Với phương pháp này cần có mẫu được lên từ đất sét sau đó đổ sang thạch cao, sáp, hoặc composite. 

Các bước cơ bản điêu khắc nghệ thuật theo phương pháp gián tiếp

Bước 1: Ra phôi đá

Sau khi lựa chọn được viên đá phù hợp, nghệ nhân bắt đầu gọt bỏ những mảng đá không cần đến bằng dụng cụ đục điểm, đục nêm và búa đục đá. Ở phần đá được chọn loại bỏ, người nghệ nhân sẽ đặt một dụng cụ được chọn sao cho phù hợp với công đoạn và cạnh dụng đó họ sẽ lấy tiếp búa để gõ đá rơi ra với một lực kiểm soát khéo léo.

Bước 2: Tạo dáng chỉnh hình

Qua bước lấy phôi tượng, nghệ nhân sẽ dùng phấn hoặc bút chì đánh dấu chính xác trên đá và sử dụng đục răng cưa để chỉnh hình tạo mẫu che cho tượng. Tại bước này đòi hỏi người nghệ nhân phải dùng búavới lực nông và tinh tế hơn.

Bước 3: Thực hiện chi tiết và hoàn thiện

Hình dáng cơ bản của tượng đã được tạo, nghệ nhân dùng dụng cụ mài giũa để đưa tượng về đúng hình dạng cuối cùng, loại bỏ những phần đá nhỏ còn dư thừa, hay tạo những chi tiết tinh tế như các nếp gấp quần áo, lọn tóc, khóe mắt…

Bước 4: Đánh bóng 

Bước cuối cùng tượng sẽ được mài bóng bằng giấy nhám để làm nổi bật màu sắc đá, các chi tiết bề mặt và tạo độ sáng bóng cho tượng. Ở bước này các dụng cụ mài bằng kim cương được sử dụng để tăng độ bóng bề mặt tượng.



source https://dieukhacnghethuat.com/tim-hieu-nhung-buoc-dieu-khac-da-co-ban/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tìm Kiếm