Sắt là chất liệu rất khó khoan, nếu khoan không đúng cách thường dẫn đến việc mũi khoan bị gãy hoặc cháy mũi khoan.Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho mũi khoan bị gãy khi khoan sắt?
Nguyên nhân 1
Nếu máy khoan hoạt động với tốc độ quá cao, vượt quá mức cho phép dẫn đến việc gây mòn các góc phía ngoài mũi khoan, làm giảm bớt độ mài mũi khoan do mất một lượng vật liệu bị loại bỏ. Máy hoạt động vượt quá tốc độ được cảnh báo khi đèn màu xanh.
Nguyên nhân 2
Lưỡi cắt của mũi khoan mau mòn, giảm tuổi thọ khi sử dụng góc sâu quá lớn. Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo góc lưỡi cắt từ 8-12 độ là thích hợp nhất.
Nguyên nhân 3
Là trục máy khoan dẫn truyền quá mạnh dẫn đến gẫy mũi khoan. Bạn sẽ gặp khi bạn sử dụng một mũi khoan sắt có đường kính quá nhỏ, lực khoan và chế độ khoan, tốc độ khoan bạn chọn lớn hơn so với tải của máy.
Nguyên nhân 4
Mũi khoan sẽ làm việc khó khăn, phát nhiệt và làm tăng lực trục dọc, dẫn đến lỗ bị lệch và gãy mũi khoan nếu sử dụng góc sâu thiếu khiến mũi khoan bị cọ sát ở phía sau mép cắt.
Một số cách hạn chế hiện tượng gãy mũi khoan:
- Khi lắp mũi khoan, chú ý lắp mũi khoan đồng trục.
- Khoan mồi mũi khoan nhỏ trước khi khoan sâu để đảm bảo mũi khoan đi chính xác và không bị cong hay gãy mũi khi khoan trên các chi tiết không phẳng, bị cong vênh.
- Khi khoan không nên ghép hai chi tiết.
- Làm nguội mũi khoan liên tục bằng dung dịch làm mát khi khoan lâu hoặc khoan trên vật liệu cứng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét