Trong tự nhiên có rất nhiều loại gỗ được sử dụng chế tạo đồ dùng phục vụ cuộc sống con người. Nhưng để chế tác tượng gỗ thì không phải loại gỗ nào cũng có thể làm được mà các nghệ nhân phải dựa vào đặc tính của từng loại gỗ để lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng. Dưới đây là 5 loại gỗ thường được lựa chọn nhiều nhất để chế tác tượng gỗ.
-
Gỗ Hương
Gỗ Hương là một loại gỗ được dùng phổ biến trong các đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp hoặc những vật phẩm phong thủy thiêng liêng. Bởi chính những tính chất hiếm mà lại trên chất liệu không hề hiếm, do đó giá thành rất tốt so với tính năng của loại gỗ này. Bản thân gỗ Hương có chứa tinh dầu, chính tinh dầu này làm lên hương thơm và giúp cho gỗ Hương tránh được mối mọt, ngoài ra gỗ Hương cứng, trắc, nặng nhưng dễ chế tác, do đó những bức tượng gỗ được tạc từ gỗ Hương sẽ dễ dàng hơn, cho ra những tác phẩm tinh xảo. Ngoài ra vân của gỗ Hương được giới chuyên gia đánh giá là rất có chiều sâu. Đó là ba điểm hội tụ của những chất lượng gỗ cao cấp và hiếm mới có được.
2. Gỗ Trắc
Gỗ trắc có vân đẹp và thớ gỗ rất mịn, gỗ đanh mặt vì tom trắc thưa, ngắn và vân của gỗ trắc ít có vảy/vằn/đốm trắng như cẩm/hương. Chà mặt gỗ trắc cho màu đỏ carrot, mùi gỗ trắc hơi chua, gỗ rất cứng và có tỷ trọng nặng hơn hương. Gỗ trắc thuần tuý có 2 loại chính là trắc đỏ và trắc đen. Ngoài ra còn có trắc Nam Phi và trắc dây từ rừng Khánh Hoà và miền Trung VN cũng được điêu khắc VN chuộn
3. Gỗ Cẩm
Gỗ cẩm lai là nguyên liệu chính của đồ nội thất trong triều đại nhà Thanh, thậm chí sau vài trăm năm. Có hai loại màu đỏ đậm và đỏ nhạt trong màu gỗ cẩm lai nói chung, chất lượng của “dầu” cao, và kết cấu rõ ràng và đa dạng. Các đồ nội thất bằng gỗ hồng được đánh bóng và sơn mài , phẳng và bôi trơn, và độ bóng của nó là bền, cho một vẻ đẹp sâu sắc và tinh tế. Không chỉ số lượng lớn, mà còn chất lượng của gỗ là tốt hơn và quá trình sản xuất cũng tinh tế hơn.
4. Gỗ Hoàng Dương
Vua của các loài chim được gọi là phượng hoàng, và vua của gỗ là gỗ hoàng dương. Gỗ hoàng dương Hoàng Dương thuộc họ Hoàng dương (Buxaceae), cây gỗ nhỏ, cao trung bình 6m. Gỗ có kết cấu mịn và độ cứng vừa phải, lược gỗ làm bằng gỗ hoàng dương có thể đẹp như ngà voi sau khi chạm khắc. Bởi vì gỗ thường có có độ tuổi lâu năm nên màu sắc nhẹ và sâu, đơn giản, đẹp và rất độc đáo.
5. Gỗ Mun
Đặc tính chung của gỗ này là cứng và giòn, khi mới chế tác thường có màu đen hơi ngả xanh (màu ốc nóng) sau quá trình sử dụng thì chuyển dần sang đen bóng như sừng Mun sọc (còn gọi là mun hoa) ngoài màu đen còn có các vân màu sáng chạy dọc theo chiều đứng thân gỗ. Tuy Mun sọc rẻ hơn Mun sừng nhưng nó có vân khá đẹp và chất gỗ dẻo hơn.
Một số loại gỗ khác và ưu, nhược điểm cần nắm rõ
- Gỗ Sưa: Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, khả năng chịu thời tiết tốt, có vân đẹp và mùi hương nhẹ. Gỗ sưa đỏ là loại tuyệt gỗ và rất hiếm có giá trị rất cao
- Gỗ Trắc: Gỗ này cứng và nặng. Ưu điểm là có độ mịn, bền, không mối mọt, gỗ có độ bóng tự nhiên cao bởi gỗ có sẵn tinh dầu.
- Gỗ Giáng Hương: Có màu hồng, vân đẹp, có mùi thơm rất lạ.
- Gỗ Gụ: Thớ gỗ thẳng, mịn và có vân đẹp, bền và dễ đánh bóng, gỗ có mùi hơi chua (nhưng không bị hăng).
- Gỗ Tần Bì: Dát gỗ màu nhạt hoặc màu trắng, trong tâm có màu đa dạng: xám, nâu nhạt, vàng. Vân gỗ Tần Bì thẳng, to, mặt gỗ thô đều.
- Gỗ Thông: Mềm, nhẹ, màu vàng cam nhạt, vân thẳng đều.
- Gỗ Mun: Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng
Bên cạnh những loại gỗ phổ kiến kể trên thì một số người thợ còn dùng gỗ Sồi Đỏ, gõ Pơ Mu, gỗ Xoan Đào để tạc tượng thờ cúng. Chất liệu chế tác khá quan trọng vì nó liên quan đến giá trị của sản phẩm. Người mua khi mua hàng cần chủ động kiểm tra sản phẩm của mình đã đặt sau khi hoàn thành phần gỗ mộc, không nên phó mặc mọi việc cho cơ sở sản xuất. Kiểm tra để đảm bảo mẫu của mình được tạc từ đúng loại gỗ mình đặt từ trước, sau đó kiểm tra chất lượng sơn thếp hoàn thiện.
source https://dieukhacnghethuat.com/5-loai-go-duoc-su-dung-nhieu-nhat-trong-che-tac-tuong/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét