Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

HƯỚNG DẪN CƠ BẢN GIÚP BẠN SỬA CHỮA MŨI KHOAN NHANH NHẤT TẠI NHÀ

   Máy khoan sử dụng lâu ngày có thể bị hỏng hóc, hao mòn làm gián đoạn công việc của bạn. Vậy cách sửa chữa máy khoan nhanh nhất mà không cần mang đến thợ như thế nào? Chúng tôi xin bật mí đến các bạn cách sửa chữa một số hư hỏng nhẹ của máy khoan để bạn có thể tự khắc phục ngay tại nhà.

Để sửa chữa được bất kỳ một thiết bị điện tử nào bạn cũng phải hiểu rõ nguyên lý, cấu tạo hoạt động của thiết bị đó. Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khoan ra sao? Cùng tham khảo chi tiết nhé!

Cấu tạo cơ bản của máy khoan

Máy khoan cầm tay là thiết bị điện không thể thiếu trong công tác khoan cắt, sửa chữa từ đơn giản cho đến chuyên nghiệp. Loại thiết bị này được chế tác theo khuôn mẫu nhỏ gọn tuy nhiên công suất làm việc lại vô cùng mạnh mẽ, hiệu suất nâng cao tối ưu đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người thợ dù là khó tính nhất.



  1. Thân máy bao gồm tay cầm
  2. Nguồn điện cấp cho máy
  3. Bộ khởi động máy bao gồm điều chỉnh điện áp và chiều quay của động cơ.
  4. Giá đỡ chổi than và chổi than
  5. Rô to của động cơ (phần động cơ quay).
  6. Stato của động cơ (phần động cơ đứng yên)
  7. Quạt gió làm mát
  8. Bánh răng truyền động.
  9. Trục khoan
  10. Đầu kẹp mũi khoan gắn trên trục khoan của máy khoan cầm tay.
  11. Vòng bi trục động cơ

Nguyên lý hoạt động của Máy khoan cầm tay

Máy khoan cầm tay hoạt động chủ yếu dựa vào các thành phần, bộ phận cấu tạo bên trong của máy. Khi bắt đầu khởi động máy, đầu tiên bạn khởi động nguồn cấp điện cho máy trước. Sau đó điều chỉnh điện áp. Khi đó nguồn điện sẽ tạo ra dòng điện một chiều đi đến chỗ thân làm cho động cơ quay.


Khi động cơ quay, truyền chuyển động qua bộ truyền động làm cho trục gắn với mũi khoan quay theo liên tục, máy khoan sẽ thực hiện thao tác khoan của mình( theo lệnh khởi động trang bị ). Đồng thời, khi động cơ quay nguồn điện sẽ vẫn phải cung cấp làm quạt gió quay tròn, nó có tác dụng làm mát động cơ của máy khoan cầm tay trong suốt quá trình hoạt động. Làm máy bớt nóng nâng cao tuổi thọ và hiệu năng sử dụng., hạn chế tình trạng cháy nổ và chập mạch có thể xảy ra.

Một số lỗi thường gặp và cách sửa chữa

– Nếu đầu khoan bị kẹt hoặc trượt khó thao tác hoặc không giữ chặt mũi khoan: bạn có thể bôi trơn bằng dầu hoặc có thể thay bằng đầu khoan mới.

– Nếu Động cơ không chạy, lần lượt các bạn làm các bước sau đây:

Kiểm tra máy xem có quá nóng hay mùi khét? Nếu mùi khét và nóng rất có thể đã bị cháy lõi động cơ, cần có thợ chuyên nghiệp quấn lại. Nếu không nóng và khét, chuyển bước tiếp theo.

Kiểm tra phích cắm tại chỗ tiếp xúc với ổ cấp nguồn, đảm bảo tiêp xúc tốt.

Kiểm tra dây dẫn tại chỗ tiếp giáp với phích cắm xem có bị đứt không.

Kiểm tra dây dẫn chỗ tiếp giáp với máy.

  • Kiểm tra chổi than, có 2 trường hợp:

Máy dùng đã lâu, chổi than bị mòn > thay mới.

Chổi than vẫn còn dài, có thể do lò xo đẩy chổi than bị kẹt > giải quyết chỗ kẹt.

  • Không khoan được tường dù khoan có quay:

Mũi khoan bị mòn mất hiệu lực > thay mới.

Công tắc bật búa hay bị trượt về bên không búa > dùng keo đắp thêm chỗ bị mòn hoặc thay công tắc mới.

Bộ phận hư hỏng thường gặp của máy khoan

– Mũi khoan là nơi chịu áp lực, chịu mài mòn nhiều. Cho nên phải thay mũi khoan thường xuyên nhất.


Không để mũi khoan quá nóng và nên thay mũi khoan liên tục

– Chổi than tiếp xúc và trượt với động cơ nên chịu nhiệt, chịu mài mòn. Đây là phần nên kiểm tra ngay khi thấy khoan không chạy.

– Dây dẫn phải chịu lực uốn rất nhiều lần trong quá trình sử dụng nên hay bị gãy vị trí ngay giao với máy(đuôi tay cầm) và ngay phích cắm. Vì phần vỏ bọc của dây dẫn làm bằng nhựa dẻo chịu đàn hồi tốt hơn lõi đồng nên có khi lõi đồng gãy rời ra trong khi vỏ nhựa vẫn còn nguyên nên chúng ta không phát hiện.

– Công tắc khoan cũng có khi hư trước các bộ phận khác do hoạt động khá nhiều, bấm nhả liên tục trong khi sử dụng.

    Trên đây là một số chia sẻ và những hư hỏng thường gặp và cách xử lí máy khoan tại nhà khi có trục trặc hoặc sự cố không mong muốn. Hy vọng vỡi những kinh nghiệm quý báu này sẽ giúp ít cho bạn trong công việc của mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tìm Kiếm