Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Thợ mộc thường dị ứng với loại gỗ nào? Cách điều trị ra sao?

Người làm thợ mộc hay làm việc tại xưởng chế biến gỗ chắc hẳn sẽ từng biết đến việc người thợ bị dị ứng với mùn cưa, bụi gỗ. Rất nhiều người yêu thích nghề mộc nhưng bị dị ứng với gỗ đã phải chia tay với nghề. Cùng tìm nhiểu những nguyên nhân gây dị ứng với gỗ và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.

Loại gỗ nào thường gây dị ứng nhiều nhất?

Trong tự nhiên mỗi loại gỗ có đặc tính khác nhau, không phải loại gỗ nào cũng gây dị ứng cho người dùng. Tuy nhiên, theo khảo sát tình hình thực tế ở các xưởng sản xuất đồ gỗ, dị ứng với gỗ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Dị ứng với gỗ là điều gây phiền hà lớn. Có một số người chỉ dị ứng với một số loại mùn cưa, bụi gỗ nhất định, nhưng lại có người dị ứng với bất kể loại gỗ nào. Cũng do đó mà những ai mắc dị ứng thường được khuyến cao không chạm vào giấy hay sử dụng bút chì.

Gần đây, nhiều người thợ chia sẻ hình ảnh mình bị dị ứng với loại gỗ muồng. Khi chế biến gỗ với loại gỗ này người thợ gặp khá nhiều vấn đề nghiêm trọng, da của họ trông như thể bị đốt cháy và khi dị ứng với gỗ muồng người bị sẽ phải trải qua các tình trạng khác nhau. Ban đầu phấn bay vào mắt sẽ làm cho mắt nóng, bỏng và đỏ. Nếu hít phải lông hay bụi, dăm gỗ người thợ sẽ bị đắng họng, hắt hơi nặng hơn là rát họng, ho. Một đến ba ngày sau đó da mặt và chân tay thậm chí cả người sẽ bị phỏng đỏ rồi dần chuyển sang đen.

Theo nhiều người tiếp xúc với loại gỗ này cho biết, càng ở phần giác gỗ càng gây dị ứng mạnh hơn, khiến người thợ cảm thấy xót, nóng bỏng rát, bứt rứt, khó chịu.

Gỗ muồng vàng, đen (hay còn gọi là gỗ chiu liu) cùng nhiều loại gỗ khác như căm xe hay một số vùng khác cho rằng gỗ mít rừng là 1 trong những loại gỗ quý, có nhiều tính năng giá trị như ít mối mọt, cứng, bền theo thời gian nên được lựa chọn sử dụng rất nhiều để chế rạo ra những sản phẩm nội thất, cầu thang, tượng gỗ… Thế nhưng, người làm gỗ này nên cẩn thận, dùng các đồ bảo hộ như kính mắt, khẩu trang, giày, quần áo dài, gang tay để tránh trường hợp bị dị ứng với gỗ gây hưởng hưởng đến quá trình làm việc.

Biện pháp khắc phục khi bị dị ứng mùn cưa, gỗ

Người bị dị ứng với mùn cưa, gỗ nếu làm ở xưởng gỗ công nghiệp có thể xin chuyển công tác sang bộ phận khác, ít tiếp xúc với mùn cưa hơn. Hoặc tránh làm những loại gỗ mình bị dị ứng nhiều nhất.

Sau khi hết giờ làm, người thợ cần phải vệ sinh cá nhân để đảm bảo loại bỏ hết các chất bụi bẩn trên cơ thể. Bên cạnh đó, người thợ cần phải sử dụng các đồ bảo hộ lao động như khẩu trang, kính mắt, quần áo dài.

Những người thợ làm nghề gỗ cũng chia sẻ kinh nghiệm khi bị dị ứng với mùn cưa, bụi gỗ thì hơ chỗ bị ngứa đó qua lửa sẽ hết dị ứng. Hoặc áp dụng phương pháp dân gian dùng lá khế vò nát nấu lên, để nguội và tắm.

Về thuốc điều trị giảm ngứa người bị dị ứng có thể dùng Telfast 180 mg tối uống 1 viên trong ngày (không gây buồn ngủ), hay chlopheniramin 4mg 1-2 viên (gây buồn ngủ), và tẩy giun định kỳ. Trường hợp viêm da nặng và nhiều triệu chứng khác kèm theo phải dùng thuốc uống kháng sinh và kháng viêm để trị mụn, vấn đề này người thợ cần khám chuyên khoa da liễu để chọn thuốc theo cơ địa.



source https://dieukhacnghethuat.com/tho-moc-thuong-di-ung-voi-loai-go-nao-cach-dieu-tri-ra-sao/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tìm Kiếm